Đi làm công tác giám sát, hàng ngày vật lộn với nhiều bản vẽ thiết kế thi công. Những bộ hồ sơ A1 dầy cả trăm tờ từ kiến trúc , kết cấu ME nhìn hoa cả mắt như để vừa tầm với giá tri hàng chục tỉ vừa để thách đố từ giám sát đến thi công .
Nhìn lướt qua, có thể nói công sức xuất bản một bộ hồ sơ như thế quả đáng đồng tiền bát gạo . Nhưng khi đi vào sâu mới thấy công nghệ copy – paste đóng góp chủ yếu cho hàng trăm tờ bản vẽ. Qua công nghệ này hòa với sự cẩu thả của khâu thiết kế cùng sự yếu kém của khâu QLKT nên xảy ra chuyện thiếu xót , mâu thuẫn giữa bản vẽ này và bản vẽ khác cộng với thi công ít quan tâm đến nghiên cứu kĩ bản vẽ nên xảy ra nhiều việc dở khóc dở cười: vẽ một đàng làm một nẻo và một đống vấn đề nảy sinh khi thiết kế thiếu chi tiết, mặt bằng đá mặt cắt ..v..v..
Một bộ hồ sơ thiết kế có thể ví như một người thầy. Người thầy chuyển tải nội dung bài trong một lớp học có người giỏi , khá , kém. Nếu người kém nhất vẫn hiểu thì người thầy đó đã thành công.
Với Autocad để thực hiện một bộ hồ sơ thi công và quản lý tránh sai xót quả là điều khó và mệt mỏi. Với Revit điều này có vẻ đơn giản hơn . Một câu hỏi đặt ra : Ví dụ Một project có 20 tầng mỗi tầng có 5 view plan nhân sơ đã có 100 view chứ nói đến detail chi tiết cho từng tầng . Nếu không biết tận dụng tùy biến Project Browser trong Revit quả là vô cùng khó khăn .
Post tới sẽ trình bày cách tùy biến quản lý project bằng các tùy biến đã có sẵn trong Revit
bác trình bày cách tổ chức project browser này đi
Trả lờiXóa